Qua 1 năm triển khai các biện pháp quyết liệt, lực lượng CSĐT tội phạm về TTQLKT và CV đã phát hiện 12.830 vụ với 13.350 đối tượng... Những biện pháp quyết liệt của lực lượng CSĐT tội phạm về TTQLKT và CV đã góp phần kiềm chế được tội phạm và các vi phạm trong lĩnh vực kinh tế, thực hiện có hiệu quả các yêu cầu theo chỉ đạo của Nghị quyết 11/NĐ-CP.
Ngày 24/2/2011,
Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP chỉ đạo các bộ, ngành, địa
phương tập trung thực hiện các nhóm giải pháp trọng tâm, cấp bách nhằm
kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Góp
phần thực hiện chủ trương này, lực lượng CSĐT tội phạm về TTQLKT và CV
đã khẩn trương triển khai các tổ công tác đến các tuyến, địa bàn trọng
điểm về hoạt động kinh doanh và buôn lậu vàng, ngoại tệ để tiến hành các
biện pháp phòng ngừa, đấu tranh.
Đồng thời, nắm tình hình trong lĩnh vực đầu tư công,
rà soát các đề án, dự án nhằm phát hiện các sai phạm để điều tra hoặc
kiến nghị xử lý, nhất là các ngành sử dụng vốn lớn như GTVT, xây dựng,
tài chính, ngân hàng… Lực lượng cũng phối hợp với các cơ quan nội chính
khẩn trương đưa các vụ buôn lậu vàng với số lượng lớn ra xét xử để tuyên
truyền, phòng ngừa, răn đe tội phạm.
Qua 1 năm triển khai các biện pháp quyết liệt thực
hiện Nghị quyết 11/NĐ-CP, lực lượng CSĐT tội phạm về TTQLKT và CV đã
phát hiện 12.830 vụ với 13.350 đối tượng; thu hồi, tạm giữ, kê biên tài
sản trị giá 2.256 tỷ đồng, thu giữ hàng hóa trên 388 tỷ đồng. Bên cạnh
đó, lực lượng đã rà soát, lên danh sách 688 điểm thu đổi ngoại tệ có
phép và 475 điểm không phép, 4.038 điểm kinh doanh, chế tác vàng bạc,
bắt giữ 11 đối tượng mua bán, vận chuyển trái phép ngoại tệ, thu giữ
47.500 USD, 270.000 nhân dân tệ. Hàng loạt vụ án kinh tế lớn đã được
khẩn trương điều tra, làm rõ trong thời gian này.
Điển hình là phá vụ án lừa đảo lớn nhất từ trước đến
nay do Võ Anh Tuấn, Phó Giám đốc Ngân hàng công thương Chi nhánh Nhà Bè
(TP.HCM) và Huỳnh Thị Huyền Như, trưởng phòng cầm đầu đã móc nối với cán
bộ ngân hàng, doanh nghiệp tư nhân và các đối tượng ngoài xã hội lừa
đảo chiếm đoạt trên 4.000 tỷ đồng của 2 ngân hàng và 33 tổ chức, cá
nhân.
Trong Chuyên án 788V, lực lượng CSĐT tội phạm về
TTQLKT và CV đã bắt giữ một đường dây buôn lậu hàng hóa trên tàu viễn
dương từ Hồng Kông về Hải Phòng, thu hàng hóa trị giá trên 10 tỷ đồng,
khởi tố 5 đối tượng. Cục CSĐT tội phạm về TTQLKT và CV (C46 - Bộ Công
an) cũng đã khởi tố điều tra vụ Lê Văn Chiến, nguyên cán bộ Cục Hải quan
Bình Định buôn lậu 75 nghìn tấn quặng Titan, trị giá 56 tỷ đồng sang
Trung Quốc, đã khởi tố, bắt tạm giam 2 bị can.
 |
Sau một năm thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ, nhiều lĩnh vực kinh tế đã có chuyển biến tích cực. Ảnh: Thiện Hoàng. |
Bên cạnh đó, lực lượng CSĐT tội phạm về TTQLKT và CV
cũng đã điều tra, làm rõ nhiều vụ án lớn, trong đó các đối tượng đã gây
thiệt hại nghiêm trọng tài sản của Nhà nước như vụ lợi dụng chính sách
hỗ trợ kích cầu của Chính phủ, chính sách hỗ trợ thu mua nông sản xuất
khẩu để làm giả hợp đồng kinh tế, cấu kết với cán bộ thoái hóa, biến
chất trong ngành ngân hàng lừa đảo chiếm đoạt trên 530 tỷ đồng tại chi
nhánh Ngân hàng phát triển tại Daklak, Daknong.
Cùng thủ đoạn này là vụ lừa đảo chiếm đoạt trên trên
400 tỷ đồng của Ngân hàng Techcombank và các đơn vị khác xảy ra tại Công
ty cổ phần Công Chính và Công ty TNHH Thái Nguyên (tỉnh Lâm Đồng) và vụ
lừa đảo chiếm đoạt hơn 86 tỷ đồng tại Ngân hàng phát triển, chi nhánh
Ninh Thuận…
 |
Công an TP Hà Nội khám phá vụ buôn lậu thuốc lá ngoại và sản xuất hàng giả là bột ngọt. |
Những biện pháp quyết liệt của lực lượng CSĐT tội phạm
về TTQLKT và CV đã góp phần kiềm chế được tội phạm và các vi phạm trong
lĩnh vực kinh tế, thực hiện có hiệu quả các yêu cầu theo chỉ đạo của
Nghị quyết 11/NĐ-CP. Tuy nhiên, để thực hiện thắng lợi và đảm bảo hiệu
quả lâu dài của Nghị quyết, đòi hỏi các cấp, các ngành cần có nhiều biện
pháp đồng bộ và quyết liệt hơn nữa bởi phòng chống vi phạm trong lĩnh
vực kinh tế rất khó khăn và phức tạp.
Đại tá Nguyễn Đức Thịnh, Cục trưởng Cục C46 cho biết
tình hình buôn bán vàng và ngoại tệ trên thị trường tự do tạm lắng xuống
nhưng các đối tượng kinh doanh trong lĩnh vực này sẽ thay đổi phương
thức, thủ đoạn hoạt động, nhất là hình thức giao dịch ngầm nhằm trốn
tránh sự kiểm soát của các lực lượng chức năng. Họ có tâm lý nghe ngóng,
chờ đợi các chính sách cụ thể của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước trong
quản lý, điều hành.
Vì vậy, nếu công tác phòng chống vi phạm pháp luật của
các ngành chức năng trong lĩnh vực này không thường xuyên, quyết liệt
thì tình hình sẽ có xu hướng phức tạp trở lại. Với việc thắt chặt tài
khóa và tiền tệ, việc huy động vốn của các ngân hàng gặp khó khăn, tính
thanh khoản thấp, trong khi bị khống chế trần lãi suất huy động dẫn đến
tranh đua tăng lãi suất huy động ngầm giữa các ngân hàng mà cơ quan chức
năng khó kiểm soát. Các doanh nghiệp khó khăn tiếp cận các nguồn vôn
vay từ ngân hàng, thị trường chứng khoán tiếp tục suy giảm…
Đây là những yếu tố tiềm ẩn khiến tội phạm kinh tế gia
tăng. Trong khi đó công tác quản lý của các ngân hàng còn nhiều bất
cập, phần lớn các vụ phạm tội trong lĩnh vực ngân hàng đều đó sự thông
đồng, thiếp tay của cán bộ ngân hàng, gây thiệt hại rất lớn về tài sản.
Tội phạm buôn lậu dự báo sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp trong năm 2012,
nhất là trên tuyến biên giới phía Bắc và Tây Nam, gây sức ép lớn đối với
hàng hóa sản xuất trong nước.. Nguyễn Tuấn - Phạm Vũ
|